Một số học sinh mới tốt nghiệp THPT không chọn con đường học đại học mà quyết định đi xuất khẩu lao động theo định hướng của gia đình hoặc ý định cá nhân.

“Áp lực” từ phía gia đình

H.T.T.T, sinh viên Trường ĐH Trà Vinh, cho biết cũng không muốn sang nước ngoài làm việc, dù người thân từng đi XKLĐ ở Nhật Bản khuyên cô sang đó làm công việc chăm sóc người cao tuổi với thu nhập cao. Cô muốn làm ở Việt Nam nhưng gia đình kịch liệt phản đối, vô tình gây sức ép. “Sau khi tốt nghiệp ĐH, tôi chỉ muốn tìm công việc đúng chuyên ngành điều dưỡng tại Việt Nam”, T. chia sẻ.

Muốn giúp đỡ gia đình và học hỏi thêm kỹ năng

Thực tập sinh ngành xây dựng người Việt ở Tokyo (ảnh minh họa)
CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIAN

Trong khi đó, cũng có những học sinh từ bỏ giấc mơ học ĐH, muốn đi XKLĐ để phụ giúp gia đình.

Trần Duy Viên (24 tuổi), đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc tại Đài Loan, cho biết: “Tôi chọn đi XKLĐ vì thu nhập hấp dẫn và muốn khám phá nền văn hóa khác”. Trước thực tế nhiều học sinh vừa tốt nghiệp THPT chọn đi XKLĐ thay vì học ĐH, anh Viên cho rằng các bạn trẻ nên chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân, tìm hiểu công ty môi giới để tránh “tiền mất tật mang”.

Còn Đỗ Thành Hào (20 tuổi, đang làm việc tại Nhật Bản) quyết định đi XKLĐ ngay sau khi tốt nghiệp THPT vì muốn giúp đỡ gia đình cũng như học hỏi thêm kỹ năng. “Những bạn trẻ muốn sang Nhật Bản phải xác định rằng lao động chân tay sẽ không sung sướng như nhà tuyển dụng nói, phải có sức khỏe tốt thì mới trụ được”, Hào chia sẻ.

Hợp đồng XKLĐ chất lượng cao

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nhân lực, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho hay: “Sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ nếu cảm thấy không đủ năng lực để du học có thể đi theo hợp đồng XKLĐ chất lượng cao”.

Ông Tuấn nhận định XKLĐ là chương trình có ý nghĩa, giúp giải quyết nhu cầu việc làm, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong tương lai, nhưng “không nên lý tưởng hóa mọi thứ”. “Quan trọng là các bạn phải biết học hỏi, phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm thì sẽ thành công trong công việc dù làm việc ở đâu”, ông Tuấn chia sẻ.


 

Giải pháp cải thiện kinh tế

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 12.4, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 1/2022 ở cả nông thôn lẫn thành thị đều tăng khoảng 200 ngàn người, với tỷ lệ thiếu việc làm là 3,01%, tăng 0,81 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị thấp hơn so với nông thôn (tương ứng 2,39% và 3,40%).

Báo cáo cho thấy lực lượng lao động tăng, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp cũng tăng theo, nhất là lao động độ tuổi 15 – 24 ở nông thôn. Điều này, cùng với vấn đề người có việc làm nhưng thu nhập không cao, dẫn đến nhiều người tìm cơ hội XKLĐ.

Theo Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM Trần Anh Tuấn, nhiều tỉnh thành phía nam, đơn cử là tỉnh Đồng Tháp, đã lấy XKLĐ làm giải pháp giải quyết việc làm, với chính sách cho người dân vay vốn để đi làm việc tại nước ngoài. Đồng thời chi phí đi XKLĐ cũng thấp hơn so với trước đây nên nhiều người lựa chọn giải pháp này để cải thiện kinh tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0943 56 57 88
Tư vấn