Hawaiʻi là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ có nước chung quanh. Vì không thuộc lục địa Hoa Kỳ, nó là một trong hai tiểu bang không giáp với tiểu bang khác (Alaska là tiểu bang kia). Nó cũng là cực nam của Hoa Kỳ, là tiểu bang duy nhất nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới, và tiểu bang duy nhất không thuộc về châu lục nào. Hawaiʻi cũng là tiểu bang duy nhất đang tiếp tục nâng lên, do các dòng dung nham đang chảy, nhất là từ núi lửa Kīlauea.

Quần đảo Hawaiʻi bao gồm 19 đảo và đảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Các đảo chính là tám đảo cao nhất về phía đông nam của dãy đảo. Các đảo này, theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam, có những tên: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và đảo Hawaiʻi. Các đảo Hawaiʻi được tạo ra do núi lửa nổi lên từ đáy biển qua một lỗ thông được gọi là nhiệt điểm (hotspot) trong thuyết địa chất. Lý thuyết này xác nhận rằng trong khi mảng kiến tạo dưới phần lớn của Thái Bình Dương tiến về hướng tây bắc, the nhiệt điểm này đứng yên, từ từ tạo ra các núi lửa mới. Đây là lý do chỉ những núi lửa vào phần nam của Đảo Hawaiʻi đang hoạt động.

Núi lửa phun ở ngoài Đảo Hawaiʻi lần cuối tại Haleakalā trên đảo Maui vào cuối thế kỷ 18. Núi lửa mọc lên gần đây nhất là Lōʻihi, dưới mặt biển cách bờ phía nam của đảo Hawaiʻi. Bởi vì quần đảo Hawaiʻi bị cô lập ở giữa Thái Bình Dương, và nhiều loại môi trường tồn tại ở các đảo cao nằm trong hay gần vùng nhiệt đới, cho nên tiểu bang này có đủ loại thứ loài thực vật và động vật đặc hữu. Những hoạt động của núi lửa và xói mòn sau đó tạo ra nhiều địa mạo đẹp hay. Thời tiết ở đây làm cho núi Waiʻaleʻale thành nơi ẩm ướt thứ ba trên thế giới; mỗi năm mưa trung bình 11,7 m (460 inch).

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tiểu bang là: phương tiện vận chuyển (chủ yếu là tầu thuỷ) chiếm 41% tổng kim ngạch; kế đến là dầu khí và than đá; bia và thuốc lá cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mỗi năm mang về khoảng 38 triệu USD.
Công nghiệp năng lượng và ngành sản xuất hàng hoá (thực phẩm và tiêu dùng) ở Hawaii hầu như không có và phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất vào Hawaii với kim ngạch năm 2006 đạt hơn 750 triệu USD (tăng 143,4% so với năm 2005), kế đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Ả rập Saudi và Indonesia. Cơ cấu hàng xuất chủ yếu là sản phẩm dầu mỏ (không tính khí) đạt 738 triệu USD; hàng công nghệ: 1,7 triệu USD; may mặc, giày dép và đồ gia dụng: 1,2 triệu USD…

Với Hawaii du lịch chứ không phải thương mại hàng hoá mới là thế mạnh của tiểu bang này. Mỗi năm Hawaii thu hút khoảng 4 đến 5 triệu du khách tới thăm hòn đảo này. Đặc biệt, năm 2005 có tới hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch, mang về cho ngân sách của tiểu bang tới 11,9 tỉ USD. Nằm ở vị trí đắc địa, được thiên nhiên ưu đãi, Hawaii ngày nay là điểm đến của du khách toàn thế giới. Riêng thành phố Honolulu đã có quan hệ kết nghĩa với 26 thành phố khác trên thế giới, trong đó có thành phố Huế của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0943 56 57 88
Tư vấn